Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Bí kíp thiết kế quảng cáo khiến ai cũng phải ngoái nhìn

Chừng nào người ta còn tạo ra sản phẩm mới, họ sẽ vẫn tiếp tục làm quảng cáo.

Từ thời xưa, quảng cáo là cách để người ta thông báo với công chúng rằng ‘Tôi có một sản phẩm, đây là cách nó hoạt động, và đây là lý do vì sao bạn nên mua nó’. Gần đây, quảng cáo ngày càng trở nên sáng tạo đến mức chúng ta có những kỳ vọng nhất định ở chúng. Nhưng làm thế nào để đáp lại được những kỳ vọng đó?

Chúng tôi đã tổng hợp 30 ví dụ quảng cáo đẹp, mỗi cái trong số chúng đều chứa đựng những kiến thức và bí kíp thiết kể để ta có thể học hỏi.

Vậy, nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ thuật quảng cáo hoặc thậm chí thực hiện một quảng cáo của riêng mình, hãy cùng  tìm hiểu 30 mẩu quảng cáo tuyệt vời này nhé.

1. Giữ sự đơn giản

Khi nghĩ đến quảng cáo, nhiều người trong chúng ta thường liên tưởng tới việc hình ảnh được sử dụng một cách vô tội vạ để phô trương các đặc tính của sản phẩm và lý do ta nên mua nó. Bạn hoàn toàn có thể theo phương pháp này khi thiết kế quảng cáo của bạn, hoặc bạn có thể chọn con đường đơn giản hơn.

Truyền tải ý tưởng đơn giản và khái quát một cách dễ hiểu hơn không chỉ giúp quảng cáo được hiệu quả, mà còn tăng khả năng thu hút người dùng. Đối tượng mà mẩu quảng cáo dưới đây trực tiếp hướng đến là những ai từng chơi lego và trải nghiệm việc chơi bằng trí tưởng tượng, nên đây là một thị trường khá rộng lớn. Do đó, giữ sự đơn giản (cả về thông điệp lẫn thiết kế) có thể là tấm vé dẫn đến một mẩu quảng cáo hiệu quả.

Lego by Brattner Brunner

2. Kêu gọi hành động

Sự kêu gọi hành động được sử dụng nhiều trong thiết kế tiếp thị, đặc biệt là quảng cáo. Với những ai chưa biết thì kêu gọi hành động là một dòng chữ thôi thúc hoặc mời gọi người xem làm một điều gì đó. Vài lời kêu gọi hành động có thể quen thuộc với bạn là những thứ đại loại như “Mua ngay”, “Hãy đến mua trong khi còn hàng” v.v…

Lời kêu gọi hành động rất hiệu quả trong quảng cáo, nếu được dùng một cách cẩn thận và thông minh. Ví dụ, trong mẩu quảng cáo dưới đây, nó đã được dùng với nhiều mục đích để kêu gọi hành động đối với sở thú Monarto. Không chỉ mời khách đến thăm sở thú, nó còn giải thích và đặt hình ảnh trên vào ngữ cảnh.

Vì lời kêu gọi này đi kèm với hình ảnh đồ hoạ và concept rất thông minh, từ ngữ được giữ đơn giản, trực tiếp và là tâm điểm của bố cục. Nhiều quảng cáo thường giảm độ phân cấp của lời kêu gọi hành động để chúng thật nhỏ. Tuy nhiên, nếu lời kêu gọi hành động là một phần của thông điệp chính, đừng ngại làm nó to, đậm và đặt nó ở phần trước của bố cục.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_02

3. Thu hút đối tượng

Cũng như những loại thiết kế khác, quảng cáo tức là bạn đang làm ra một sản phẩm hướng đến một nhóm người dùng nhất định. Thể hiện nhóm người dùng này vào ngay quảng cáo của bạn là một cách tuyệt vời để cho thấy rằng bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ. Nhưng chúng ta phải làm thế nào với một thị trường rộng lớn?

Chẳng hạn, hãng dao cạo râu Wilkinson Sword nhắm đến một thị trường rất lớn. Chiến dịch quảng cáo của họ bao gồm 3 mẩu quảng cáo, mỗi cái được thiết kế để thu hút nhiều kiểu người dùng đa dạng. Bằng cách làm nổi bật các đặc điểm khuôn mặt khác nhau cùng những kiểu tóc phù hợp, mỗi mẩu quảng cáo có thể nhắm đến rất nhiều thể loại người tiêu dùng.

Với 3 mẩu quảng cáo thay vì 1, Wilkinson Sword đã phát triển một concept mạnh và thông minh, đồng thời mở rộng nó trong việc hướng trực tiếp ra thị trường bằng cách dùng nhiều con người và giới tính khác nhau. Tóm lại, Wilkinson Sword không chỉ thu hút một loại người cụ thể, mà tất cả những ai sử dụng dao cạo nói chung.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_03

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_04

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_05

4. Sử dụng phép ẩn dụ thị giác

Một kỹ thuật quan trọng trong quảng cáo là ẩn dụ thị giác. Cũng như trong văn bản viết, phép ẩn dụ thị giác là thể hiện một khái niệm bằng cách so sánh nó với một khái niệm (thường không liên quan) khác. Chưa hiểu ư? Hãy xem ví dụ này từ Elter Drugs.

Mẩu quảng cáo này cảnh báo công chúng về các bệnh do thực phẩm gây ra bằng cách so sánh một cây atisô chưa được rửa với một quả lựu đạn. Nhờ phép ẩn dụ thị giác này, Elter Drugs đã truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về an toàn thực phẩm cũng như sản phẩm Gastric và Antibacterial Therapy Division của họ mà không phải đưa ra một hình ảnh nhạy cảm nào.

Khi tạo phép ẩn dụ thị giác, hãy suy nghĩ cho đến khi bạn tìm ra một cái đủ dễ thấy để người dùng có thể hiểu ngay lập tức. Không còn gì tệ hơn là cho người khác xem thiết kế của bạn để rồi nhận lại câu trả lời “Tôi không hiểu gì cả”. Hãy cố gắng phát triển một phép ẩn dụ thị giác thông minh, đồng thời rõ ràng và dễ hiểu. Việc này có đơn giản không? Không hẳn. Nhưng kết quả thì có xứng dáng không? Hầu như luôn luôn vậy.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_06

5. Tìm kiếm mối liên hệ thị giác bị ẩn giấu

Một cách chắc chắn để tạo nên quảng cáo thông minh là tìm ra những mối liên hệ thị giác (visual relationships) xung quanh chủ đề của bạn. Tôi biết rằng đây là một đòi hỏi lớn, nhưng hãy cùng xem một ví dụ đã áp dụng tốt điều này.

Đây là quảng cáo cho dịch vụ mai mối qua mạng Parship.com, và nó miêu tả biểu tượng của đàn ông và phụ nữ được đưa lại gần nhau bằng một khoá kéo. Nhà thiết kế của quảng cáo này đã brainstorm những hình ảnh tượng trưng cho đàn ông và phụ nữ (biểu tượng ở nhà vệ sinh trên khắp thế giới) và những hình ảnh thể hiện việc đem 2 thứ lại cùng nhau (cái khoá kéo).

Việc tìm kiếm mối liên hệ thị giác được ẩn giấu có thể cho bạn một cách độc đáo để quảng bá sản phẩm của bạn. Hãy brainstorm những khái niệm có liên quan đến thông điệp của bạn qua các hình dáng và đường nét tương tự, và hãy cố tìm ra cách kết hợp 2 khái niệm này lại nhằm quảng bá cho sản phẩm của bạn.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_07

6. Sử dụng hình ảnh và ý tưởng tiêu biểu

Có một lượng nhất định những biểu tượng, con người, ý tưởng, đồ vật và khái niệm mà hầu hết mọi người đều biết tới. Các nhà quảng cáo thường đưa những thành phần tiêu biểu này của cuộc sống vào quảng cáo của họ nhằm tạo nên những ý nghĩa mới.

Ví dụ đến từ Samsung mô tả nhân vật nổi tiếng Vincent Van Gogh. Cách dùng màu, những nét giống Van Gogh, màu vẽ, điếu thuốc và hoa hướng dương đưa cho người tiêu dùng rất nhiều gợi ý tiêu biểu để có thể nhận ra một cách nhanh chóng. Điều này giúp nhấn mạnh thông điệp của mẩu quảng cáo “Dành cho chân dung tự hoạ. Chứ không phải ảnh tự sướng.”, bởi bất cứ ai quen thuộc với Van Gogh hẳn đều biết rằng ông là một hoạ sĩ rất đam mê chân dung tự hoạ.

Bằng cách sử dụng nhân vật và khái niệm tiêu biểu, rồi xoay chuyển chúng một cách mới lạ và hài hước, thiết kế này đã tạo nên một trò đùa chỉ người trong cuộc mới hiểu (inside joke) mang tính phân loại người dùng, đồng thời đưa một nét văn hoá vào sản phẩm của họ. Vậy nên, hãy am hiểu văn hoá và thời sự, và đừng ngại dùng những ý tưởng và khái niệm tiêu biểu để tạo nên một ý nghĩa mới.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_08

7. Dùng tỉ lệ có mục đích

Một trong những điều cơ bản của thiết kế là tỉ lệ. Thay đổi kích cỡ của những vật thể nhất định có thể tạo nên nhiều dạng hiệu ứng. Do đó, tỉ lệ là một kỹ thuật quan trọng đối với quảng cáo.

Hãy cùng xem quảng cáo của Staedtler, một công ty văn phòng phẩm. Staedtler đã sử dụng tỉ lệ một cách hiệu quả trong ví dụ này – trước hết, cây bút chì được phóng lên khá to nhưng trọng tâm vẫn nằm ở ngòi bút đã được khắc thành một giáo đường với những chi tiết rất tỉ mỉ. Việc giảm nhỏ cỡ chữ không chỉ khiến người xem phải nhìn kỹ hơn, mà còn nhấn mạnh thông điệp “Những điều lớn lao luôn bắt nguồn từ những thứ nhỏ bé”.

Vì thế, thử nghiệm với tỉ lệ trong thiết kế của bạn không chỉ tạo nên một thông điệp mạnh mẽ mà còn giúp xây dựng một hình ảnh ấn tượng. Phóng to một số vật thể để gây kịch tính và tập trung vào chi tiết, và thu nhỏ những thứ còn lại để mẩu quảng cáo trông tao nhã và tinh tế hơn. 

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_09

8. Đừng ngại việc cường điệu hoá

Cường điệu hoá là một công cụ tuyệt vời trong quảng cáo, nếu được dùng một cách hợp lý. Nói rằng sản phẩm của bạn có thể làm được điều mà nó không thể, là một nước đi khá ổn. Và cách duy nhất để chắc chắn rằng mẩu quảng cáo được hài hước, hiệu quả và không gây hiểu lầm là đưa một sự cường điệu vào thiết kế của bạn.

Quảng cáo thuốc diệt côn trùng Raid cho thấy sản phẩm này “giết” những nốt nhạc trong bản “The Flight of the Bumblebee” của Rimsky-Korsakov. Có nghĩa là Raid đủ mạnh để diệt tất cả dấu vết của các loại côn trùng, kể cả sự hiện diện của chúng trong âm nhạc. Lời khẳng định này ngớ ngẩn và phi lý tới mức nó trở nên hài hước và trào phúng, chứ không mang tính lừa bịp hoặc gây nhầm lẫn.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_10

9. Đưa vào một chút tính phi hiện thực

Đừng ngại chỉnh sửa hình ảnh để gây nên hiệu ứng mới lạ, phi thực và thậm chí là bất khả thi, với mục đích làm nổi bật thông điệp của bạn.

Quảng cáo cho dịch vụ lắp ráp của Ikea được truyền cảm hứng bởi tam giác Penrose, lối minh hoạ phi thực nổi tiếng của khối tam giác 3D. Ikea hướng đến tam giác Penrose bằng cách chỉnh sửa ảnh của một sản phẩm theo phong cách tương tự, nhằm thể hiện khái niệm “khó” và “phức tạp”, châm biếm việc đồ nội thất flat pack của họ là nổi tiếng khó lắp ráp.

Cũng như tam giác Penrose nguyên thuỷ, thiết kế này trông hay ho và cực kỳ thông minh trong việc truyền tải thông điệp của Ikea, bằng lối xoay chuyển một đồ vật thường ngày theo cách đơn giản mà phi thực.

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_11

10. Đừng nói, hãy thể hiện

Có một luật chung trong nhiều trường phái suy nghĩ sáng tạo, đó là “Đừng nói, hãy thể hiện”, nghĩa là nếu bạn có thể thể hiện một điều gì thì đừng nên giải thích nó. Quảng cáo cũng không ngoại lệ.

Quảng cáo dưới đây của Curtis Tea đã cố gắng thể hiện thay vì nói, bằng cách cho thấy mùi và vị qua hình ảnh. Họ đã có thể ghi một dòng chữ nói rằng “Loại trà này có vị cam và chocolate rất mạnh”, nhưng thay vào đó họ thể hiện hương vị bằng cách vẽ hình một quả cam thành hình ấm trà.

Khi thiết kế quảng cáo của mình, bạn cần nhớ là có thể có vô số thương hiệu cũng đang quảng cáo sản phẩm tương tự với những lời cam đoan gần giống nhau. Vì vậy, hãy nắm lấy cơ hội thể hiện các đặc điểm và ý tưởng xung quanh mặt hàng của bạn thay vì chỉ nói với khách hàng về nó, như vậy hiệu quả sẽ mạnh mẽ và dài lâu hơn. 

RGB.VN_30-bí-kíp-thiết-kế-quảng-cáo-khiến-ai-cũng-phải-ngoái-nhìn_12

Nguồn: rgb.vn

Tìm việc làm
Kêt nối với VTC ACADEMY

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.